TIN TỨC

Yên Tử - Hành trình du xuân

(PL+) - Danh thắng Yên Tử, nơi lưu giữ dấu tích thời Trần với 800 ngôi chùa lớn nhỏ.., gắn liền với cuộc đời hành trạng của đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông.

 

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”

Không chỉ người Việt Nam, mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều thuộc câu ca này. Và cũng từ lâu, trong tâm thức của người Việt luôn ghi nhớ một điều: Đã là Phật tử mà chưa hành hương về Yên Tử thì coi như chưa trọn kiếp tu hành, là tu chưa đắc quả, chưa trọn vẹn đường tu. Đến nay, Danh thắng Yên Tử đã thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước với hệ thống phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh đáp ứng được nhu cầu của du lịch tâm linh. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, mỗi người con đất Việt từ già đến trẻ đều chọn cho mình chuyến hành hương về Yên Tử-Kinh đô Phật giáo của Việt Nam.

[Chùa Trình - Uông Bí, Quảng Ninh]
 

Đi từ Hà Nội về Yên Tử, chùa Trình (còn gọi là chùa Bí thượng) nằm ở phía bên phải, ngay ở Khu Dốc Đỏ, cách đường quốc lộ chưa đầy 100m. Ở vị trí giao thông thuận tiện, Chùa Trình là trạm dừng chân nơi cửa ngõ Yên Tử để du khách “đi trình, về tạ”, trở lại lộ trình hành hương tự thủa xưa.

Chùa Hoa Yên và các chùa xung quanh tạo nên quần thể kiến trúc chính của khu Yên Tử. Chùa có quy mô lớn nhất và đẹp nhất cho nên còn có tên là chùa Cả, được xây dựng trên dải đất hình cánh sen bao quanh sườn núi gồm hai phần: Tiền sảnh và hậu cung, rộng khoảng 150m² thờ hàng chục pho tượng lớn toàn bằng đồng, lớn nhất là tượng vua Trần Nhân Tông.

[Chùa Hoa Yên]
 

Về Yên Tử, du khách được đến với vùng đất tụ vượng linh khí, long mạch của Yên Tử, đó là Vườn tháp Huệ Quang tọa lạc trên thế đất hàm Rông (dân gian còn gọi là mắt Rồng). Khu Tháp Tổ ở gần chùa Hoa Yên là trung tâm tháp của Yên Tử. Nơi đấy thờ ngọc cốt của các vị thiền sư, đạo cao, đức trọng tu hành tại chùa Hoa Yên.

[Vườn tháp Tổ nhìn từ trên cao.]
 

Với khu đất rộng khoảng 300m 2 , có tới 45 ngọn tháp. Chính giữa khu tháp là Lăng Quy Đức và Tháp Tổ, nơi đặt mộ vua Trần Nhân Tông. Trên đỉnh non thiêng Yên Tử, du khách hành hương còn được chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đặt tại An Kỳ Sinh. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng nguyên khối nặng 130 tấn. Trong tiếng chuông trầm mặc, lòng tĩnh tâm, du khách nhớ về câu thơ của Đức Vua Trần Nhân Tông:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.

Điểm dừng chân cuối cùng của du khách trong chuyến du Xuân về Yên Tử là chùa Đồng, nằm độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Gọi là chùa, nhưng diện tích khá nhỏ, người đi lễ không vào bên trong được mà chỉ đứng ngoài thắp hương, hướng vào chùa lễ Phật.

[Chùa Đồng - nằm độ cao 1.068m so với mặt nước biển. ]
 

Với những giá trị vật thể và phi vật thể, các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang đang làm hồ sơ đệ trình UNESCo công nhận Yên Tử là Di sản văn hóa Thế giới.

Mutimedia Plus

In bài viết    Quay lại
Các tin đã đăng
 

DANH MỤC

WEBSITE SỞ NGÀNH

SỐ LƯỢT TRUY CẬP SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Tổng số lượt truy cập 21.135.765
Trong ngày 67561
Số người online 187

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ


Giấy phép hoạt động số 06/ GPTTĐT_ STTTT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan chủ quản: Bản quản lý Yên Tử
Địa chỉ: Dốc đỏ, P.Phương Đông, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh
Chịu trách nhiệm: Ông Lê Tiến Dũng         Trưởng ban

Điện thoại: 02033 854 153                  Fax: 02033 854 153

Email: bqlyentu@gmail.com              Website: http://banquanlyyentu.vn

 

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Thiết kế bởi: Viện Công Nghệ Viễn Thông Email: info@vnitt.ac.cn | Điện thoại: 08.39972030