Có một Yên Tử trong tôi

Nhằm ngày rằm tháng 7 (xá tội vong nhân), tôi cùng mấy nhà thơ ở Uông Bí lên Yên Tử sơn. Đi cáp treo từ ga Giải Oan lên chùa Hoa Yên, sau một hồi vãng cảnh, tôi tạm biệt mọi người để một mình leo bộ xuống con đường tiền nhân vẫn đi. Đi Yên Tử nhiều lần nhưng với tôi, chưa đi qua đường tùng, coi như vẫn chưa phải đến Yên Tử.

Tùng Yên Tử có từ bao giờ? Có tài liệu nói có từ khi vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành nhưng có ý kiến cho rằng tùng Yên Tử được trồng từ trước đó, bởi trong tác phẩm “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” (Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977), Phật hoàng Trần Nhân Tông đã có câu kệ, trong đó có nhắc đến tùng, rằng: Cảnh tịch an cư tự tại tâm/Lương phong xuy đệ nhập tùng âm (nghĩa là Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại/ Gió mát thổi đến dưới bóng cây tùng).

Trải qua hàng trăm năm, bao đổi thay của thời gian, lịch sử, những cây tùng hun đúc khí thiêng trở thành di sản quý của Yên Tử, gắn bó chặt chẽ với lịch sử của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và góp phần quan trọng tôn vinh giá trị của non thiêng.

Giữa trưa mùa thu, tôi đi giữa hàng tùng cổ thụ. Không gian thanh vắng. Thảng chỉ có vài tiếng chim gọi bạn, tiếng ve sót lại. Lòng chợt lắng xuống như hoà cùng thiên nhiên của chốn thiền.
 

Từ lâu, đường tùng đã trở thành một di sản quý báu của Yên Tử.
Từ lâu, đường tùng đã trở thành một di sản quý báu của Yên Tử.
Từ chùa Giải Oan đi lên 300- 400m có hai đường lên chùa Hoa Yên: Đường trúc (mới mở) đi bên trái và đường tùng rẽ bên phải.
Từ chùa Giải Oan đi lên 300- 400m có hai đường lên chùa Hoa Yên: Đường trúc (mới mở) đi bên trái và đường tùng rẽ bên phải.
Rễ cây đan vào đất tạo thành những bậc thang tự nhiên.
Rễ cây đan vào đất tạo thành những bậc thang tự nhiên.
Liệu đã có bao nhiêu triệu bước chân hành hương qua đây?
Liệu đã có bao nhiêu triệu bước chân hành hương qua đây?
Dấu thời gian in trên những cổ thụ tùng.
Dấu thời gian in trên những cổ thụ tùng.
Từng cây tùng được đánh số cẩn thận để theo dõi, bảo vệ.
Từng cây tùng được đánh số cẩn thận để theo dõi, bảo vệ.
Hàng tùng từ chùa Hoa Yên sang chùa Một Mái giống như mọc lên từ... đá.
Hàng tùng từ chùa Hoa Yên sang chùa Một Mái giống như mọc lên từ... đá.
Tồn tại hàng trăm năm, khó tránh khỏi cây bị sâu, mọt. Hiện Yên Tử còn 233 cây tùng cổ thụ, là di sản quý với danh sơn Yên Tử.
Tồn tại hàng trăm năm, khó tránh khỏi cây bị sâu, mọt. Hiện Yên Tử còn 233 cây tùng cổ thụ, là di sản quý của non thiêng Yên Tử.

 

Theo: Trần Minh/baoquangninh.com.vn

In bài viết    Quay lại
 

DANH MỤC

WEBSITE SỞ NGÀNH

SỐ LƯỢT TRUY CẬP SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Tổng số lượt truy cập 20.517.010
Trong ngày 25796
Số người online 202

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ


Giấy phép hoạt động số 06/ GPTTĐT_ STTTT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan chủ quản: Bản quản lý Yên Tử
Địa chỉ: Dốc đỏ, P.Phương Đông, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh
Chịu trách nhiệm: Ông Lê Tiến Dũng         Trưởng ban

Điện thoại: 02033 854 153                  Fax: 02033 854 153

Email: bqlyentu@gmail.com              Website: http://banquanlyyentu.vn

 

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Thiết kế bởi: Viện Công Nghệ Viễn Thông Email: info@vnitt.ac.cn | Điện thoại: 08.39972030