YÊN TỬ HÀNH TRÌNH TOẢ SÁNG
Yên Tử được mặc định là “kinh đô” phật giáo của Việt Nam. Hàng triệu du khách hành hương về Yên Tử mỗi năm. Giá trị cốt lõi của Yên Tử được khẳng định. Giá trị vệ tinh của Yên Tử được làm giàu… Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Những thông số trên về Yên Tử nếu như giờ đây là quen thuộc, không ai còn bàn cãi, thì 20 năm trước lại là điều không ai dám mơ tới.
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA- SỨ GIẢ CỦA HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại rực rỡ với những chiến công hiển hách khi 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông,cùng các cuộc chinh phạt quân Chiêm Thành,mở rộng bờ cõi về phía Nam.Góp phần vào những chiến thắng rực rỡ ấy chính là những công chúa nhà Trần.Huyền Trân công chúa là một trong những nàng công chúa đó.
Hội nghị chuẩn bị đón đoàn chuyên gia thẩm định của UNESCO về Di sản đề cử Quần thể di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn, Kiếp Bạc
Sáng ngày 10/5/2024 tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra hội nghị chuẩn bị đón đoàn chuyên gia thẩm định của UNESCO và phổ biến thông tin về di sản đề cử Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Công chúa An Tư- nàng Chiêu Quân nước Việt
Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên,một đội quân đã từng làm mưa,làm gió khắp Á - Âu.Trong chiến công chung đó có sự đóng góp,sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ,trong số đó có công chúa An Tư
Phật giáo Trúc lâm trong đời sống Đại Việt thời Trần thế kỷ 13 - 14 (Phần 1)
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Ất Mùi (1295), Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia ở Hành cung Vũ Lâm, (Ninh Bình) tu theo Đạo giáo. Đến mùa thu năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh. Tại đây, Thượng hoàng đã kiến lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Người đương thời tôn kính gọi Ngài là Phật Hoàng hoặc Điều Ngự Giác Hoàng, tức là Ông vua giác ngộ đạo Phật. Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng hai đệ tử kiệt xuất là Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang được tôn là Trúc Lâm Tam Tổ. Các vị đã nỗ lực hoằng dương Phật pháp, thống nhất các Thiền phái có trước, kết hợp với Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian, phát triển Trúc Lâm Yên Tử - Phật giáo Trúc Lâm - Phật giáo của Đại Việt thời bấy giờ.
Phát huy giá trị Cây di sản ở Rừng quốc gia Yên Tử
Năm 2016, 144 cây lớn thuộc Rừng quốc gia Yên Tử (102 cây xích tùng, 21 cây mai vàng, 10 cây thông nhựa, 9 cây đại) được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây cũng là những Cây di sản đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
CÂU CHUYỆN DI SẢN
Quần thể Di sản đề cử thuộc dạng chuỗi liên hoàn gồm 20 di tích thành phần được lựa chọn từ hàng trăm di tích và danh thắng thuộc phạm vi của 06 Khu Di tích Quốc gia và Di tích Quốc gia Đặc biệt trên địa bàn 03 tỉnh đó là: (1).Khu di tích và danh thắng Yên Tử (Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); (2).Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); (3). Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh); (4). Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương); (5). Khu di tích An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương (Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương); (6). Các Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà thuộc Khu di tích Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) để cùng thể hiện một câu chuyện di sản đó là: “Cánh cung Đông Triều, cụ thể là Dãy núi Yên Tử cùng hệ thống đồng bằng, sông nước, biển đảo bắt nguồn từ đó và bao quanh nó, từ xa xưa đã được biết đến như là một phúc địa của Giao Châu.
Gia tăng giá trị du lịch từ cây Di sản
Vừa qua, với việc công nhận thêm 16 Cây di sản Việt Nam tại Cẩm Phả, Vân Đồn đã nâng tổng số Cây di sản trong toàn tỉnh Quảng Ninh lên tới trên 160 cây các loại. Điều đáng chú ý là hầu như số cây này đều liên quan tới các khu di sản, khu du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh, từ đó cùng với việc bảo vệ, gìn giữ nên chăng cần tìm cách phát huy giá trị Cây di sản để thu hút du khách, gia tăng giá trị các di sản hiện tồn.
Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông- Bảo vật quốc gia duy nhất được trưng bày ngoài trời tại Khu Di tích Yên Tử
Là một trong bốn bảo vật quốc gia được công nhận tháng 12 năm 2020,tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sa thạch,hiện thờ tại Huệ Quang kim tháp-Chùa Hoa Yên- Khu Di tích Yên Tử
UNESCO khảo sát, chờ công nhận di tích Yên Tử trở thành di sản thế giới
Mới đây, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đánh giá hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc để công nhận và ghi vào danh mục Di sản thế giới.