Non thiêng Yên Tử: Công việc thầm lặng của nữ cán bộ Viên chức – Lao động.
Sáng đi làm, tối về quây quần bên gia đình trong bữa cơm đầm ấm, hay những ngày lễ, tết được sum vầy cùng gia đình, người thân, bạn bè du lịch đó đây là niềm hạnh phúc của bao người phụ nữ. Đơn giản vậy thôi, song do đặc thù công việc mà nữ CBVC – LĐ làm việc tại Non thiêng Yên Tử nói riêng và đội ngũ nhân viên lao động thuộc các đơn vị làm nhiệm vụ tại non thiêng Yên Tử nói chung rất hiếm khi được hưởng chọn niềm vui này. Đó là chân dung của những người phụ nữ làm nhiệm vụ quản lý và lao động trực tiếp tại khu di tích Yên Tử, họ luôn âm thầm, lặng lẽ và hoan hỷ hoàn thành nhiệm vụ phật sự của mình.
Với tổng số 26 lao động nữ, chiếm tới 37,6% quân số lao động của Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử. Lực lượng nữ CBVC và lao động đã và đang tham gia làm công việc quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn, trong khu di tích Yên Tử ngày và đêm luôn cố gắng cùng các anh em nam giới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, tôn tạo, tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá, phát huy giá trị của khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử với một địa bàn quản lý rộng tới 2,783ha và trải dài gần 20 km, với 10 ngôi chùa và nhiều điểm tham quan phần lớn nằm trên núi với độ cao 1.068m so với mực nước biển. Thời tiết, khí hậu đôi khi khắc nghiệt, có thời điểm lạnh kéo dài, nhiệt độ trên khu vực An Kỳ Sinh – Chùa Đồng xuống thấp đến – 10 C khó khăn cho công tác quản lý, di chuyển và sinh hoạt. Bên cạnh đó mức lương thu nhập còn thấp nhưng họ với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tâm niệm có duyên với đất Phật nên vẫn hoan hỷ làm tốt nhiệm vụ được giao.
Khu vực An Kỳ Sinh, Chùa Đồng khi nhiệt độ xuống thấp -1độ C
Công tác tuần tra rừng
Công việc của họ mang tính đặc thù, vừa mang tính quản lý Nhà nước, vừa mang tính phục vụ mang lại sự hài lòng cho nhân dân, du khách, Tăng, Ni, Phật tử hành hương về khu di tích Yên Tử. Không giống như những viên chức, lao động khác ngoài 8 giờ làm việc theo Nhà nước quy định, họ được về với gia đình thì những nữ viên chức, lao động làm công tác quản lý tại khu di tích Yên Tử khi đến ca trực họ phải nghỉ lại và trực đêm tại điểm công tác đã được phân công. Hay những ngày lễ, ngày tết, thứ bẩy, hay chủ nhật họ vẫn phải đi làm và thay vào đó là được nghỉ bù sau. Vì công việc của họ giống như một đơn vị vừa làm quản lý, vừa làm dịch vụ du lịch, và đặc thù của họ là quản lý và phục vụ dịch vụ du lịch tâm linh. Họ phần lớn nhà những lao động trẻ, đang độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ, nhà cách xa nơi làm việc, người ở gần thì cũng 5km, còn những người ở xa hơn 20km. Đặc biệt vào mùa lễ hội xuân Yên Tử kéo dài từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, lượng khách hành hương về Yên Tử tương đối đông, có khi cao điểm lên đến 4-5 vạn khách/ ngày, họ cùng với anh em nam giới phải làm việc 30/30 ngày và luân phiên trực đêm theo lịch, tùy từng vị trí công tác mà có điểm phải trực tới 15- 18 công đêm / tháng. Có những vị trí công tác, đặc biệt vào những ngày thứ 7, chủ nhật lượng khách đông và đi sớm công việc của họ bắt đầu từ 3 – 4 giờ sáng khi mà mọi người đang ngon giấc ngủ say họ đã phải âm thầm, lặng lẽ “Chốn chồng, lừa con” để giấc ngủ của chồng, con được chọn vẹn và lên đường bắt đầu một ngày làm việc mới cho đến tận đêm khuya khi mà du khách đã hành hương, lễ phật, xuống núi an toàn. Hết ngày làm việc họ trở về nhà khi đường đã lên đèn, thậm chí có những khi gia đình và chồng con đã ngủ say.
Du khách hành hương trong đêm
Đó là những công việc thầm lặng, từ việc quản lý, duy tu và vệ sinh tuyến đường du lịch kéo dài từ quốc lộ 18A nối vào khu di tích Yên Tử với hơn 10km. Khi mà du khách hành hương vào Yên Tử trên phương tiện ô tô hay xe máy thì chị em lại âm thầm quét và nhặt rác, túi ni lông, vỏ chai, rác thải của đồ ăn, thức uống …mà du khách vô tình thải xuống đường. Hay nhiều khi cùng với anh em nam giới phải khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra nhằm đảm bảo an toàn cho du khách trong quá trình di chuyển và đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan cho khu di tích Yên Tử.
Khắc phục hậu quả do mữa lũ gây ra
Hay kể đến công việc phải thức dậy 4-5 giờ sáng làm nhiệm vụ giám sát và trực tiếp ghi thu công đức tại các điểm chùa chính cùng với Ban dự án tôn tạo Yên Tử phục vụ du khách được tốt hơn. Cho đến việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, phục vụ nhu cầu cho du khách trong việc hành hương, tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại khu di tích Yên Tử, thậm chí khách đi hành hương cả vào ban đêm, không theo một giờ giấc nhất định. Công việc quản lý và phục vụ của họ luôn ở thế bị động, đôi khi có những du khách vì sức khỏe yếu bị ngất, hay té ngã giữa đường hành hương cần sự trợ giúp, hoặc những đứa trẻ nhỏ bị lạc bố mẹ khóc không còn nước mắt, không nhớ số điện thoại của bố mẹ, thì họ là những người an ủi, vỗ về động viên và liên hệ với các điểm công tác để phát loa tuyên truyền và tìm mọi cách để liên lạc với bố mẹ hay người thân để đón cháu.
Công việc ghi thu công đức tại chùa Hoa Yên
Ngoài ra cùng với anh em nam giới, chị em còn làm công tác an ninh trật tự, tuần tra và ngăn chặn việc bán hàng rong dọc tuyến đường hành hương, nhằm mang lại sự hài lòng cho du khách trong quá trình di chuyển. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu tới du khách và các em học sinh khi về tham quan, tìm hiểu giá trị của khu di tích Yên Tử, quảng bá hình ảnh của khu di tích Yên Tử tới bạn bè và du khách quốc tế.
Tuần tra, ngăn chặn việc bán hàng dọc tuyến đường hành hương
Công tác tuyên truyền tại khu di tích
Công việc tuy không phải vất vả nhưng chiếm nhiều thời gian của họ giành cho gia đình, và đặc biệt địa bàn, môi trường công tác khắc nghiệt khó khăn cho quá trình quản lý và di chuyển. Nhưng được sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các chế độ chính sách …và trang bị về cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt nơi công tác của lãnh đạo thành phố Uông Bí và lãnh đạo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cùng với tinh thần, truyền thống đoàn kết, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn Ban trong những năm qua, với sự chia sẻ, cảm thông của gia đình và người thân đã là nguồn động viên, khích lệ lớn tinh thần làm việc hăng say trong nữ cán bộ VCLĐ nói riêng và toàn thể đội ngũ CBVCLĐ Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử nói chung luôn cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Song song với tinh thần khích lệ đó không thể không nhắc đến sự hoan hỷ của nhân dân và du khách, tăng, Ni phật tử ngày một tăng về số lượng nô lức chảy hội non thiêng Yên Tử, hành hương về mảnh đất được mệnh danh là kinh đô Phật giáo của Đại Việt.
Tổ công tác động viên chị em nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2018
Phòng NVTT- BQL di tích Yên Tử.