Thông tin về giá vé tham quan di tích và vé cáp treo Yên Tử năm 2022
Để tiếp tục chương trình kích cầu du lịch, Yên Tử sẽ giảm 50% phí tham quan khu di tích danh thắng Yên Tử cho du khách, áp dụng từ 01/01/2022 đến 30/6/2022.
1. Giá vé tham quan Khu di tích Yên Tử 6 tháng đầu năm 2022.
- Vé tham quan thắng cảnh giảm 50% 6 tháng đầu năm 2022:
+ Người lớn: Từ 40.000đ/vé giảm còn 20.000đ/vé.
+ Người già và trẻ em dưới 16 tuổi: Từ 20.000đ/vé giảm còn 10.000đ/vé.
2. Giá vé cáp treo Yên Tử Cập Nhật năm 2022
- Tuyến 1 (Giải Oan - Hoa Yên): Một chiều 180.000 đồng/người - Khứ hồi 230.000 đồng/ người.
- Tuyến 2 (Một Mái - An Kỳ Sinh): Một chiều 180.000 đồng/người - Khứ hồi 230.000 đồng/người.
- Chiều xuống bao gồm cả 2 tuyến: 280.000 đồng/người .
- Giá chiều lên 1 chặng + xuống 2 chặng (Trường hợp khách đi bộ nửa đường sau đó mua vé cáp treo nửa còn lại + xuống một mạch) giá vé là: 260.000đ.
- Giá cáp treo khứ hồi 2 tuyến: 260.000 đồng/người.
- Combo trọn gói khứ hồi: 300.000đ/người, bao gồm: Vé tham quan + xe điện khứ hồi + cáp treo toàn tuyến khứ hồi.
- Vé xe điện: 20.000đ/vé khứ hồi - 15.000đ/vé/lượt.
- Thời gian phục vụ của hai tuyến Cáp treo Yên Tử:
+ Mùa lễ hội hoạt động từ - 06h00 sáng tới khi hết khách.
+ Mùa thấp điểm: mở cửa từ 07h00 - 18h00
3. Trường hợp được miễn vé cáp treo Yên Tử:
+ Tăng, Ni
+ Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi).
+ Thương binh (có thẻ thương binh).
+ Trẻ em dưới 1,2m
4. Những điểm lễ và tham quan tại Yên Tử
- Chùa Trình/ đền Trình (cạnh Quốc lộ 18A): Với quan niệm “đi trình về tạ” đây là Ngôi chùa đầu tiên trong lộ trình tham quan vào khu di tích Yên Tử.
- Chùa Suối Tắm: Tương truyền nơi vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái xuống tắm mắt gột sạch bụi trần trước khi vào Yên Tử
- Chùa Cầm Thực: Tương truyền nơi vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái nghỉ ngơi, uống nước cầm hơi sau khi 2 thầy trò nhường xuất cơm chay của mình cho kẻ hành khất dọc đường.
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Là nơi các Tăng ni, Phật Tử được tu thiền theo Thiền Phái Trúc Lâm. Nơi bảo tồn các đặc trưng văn hóa của Thiền Phái Trúc Lâm và là địa danh du lịch tâm linh của du khách.
- Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi thờ Nguyên thánh Thiên cảm Hoàng Thái Hậu Trần Thị Thiều – mẹ ruột của vua Trần Nhân Tông; thờ các cung nữ, phi tần dưới triều vua Trần Nhân Tông.
- Tháp Huệ Quang (Tháp Tổ): Nơi lưu giữ một phần xá lị của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
- Chùa Hoa Yên: Chùa Chính, chùa Cả, chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử.
- Chùa Một Mái: Nơi có hệ thống tượng và đồ thờ hoàn toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.
- Chùa Bảo Sái: Là ngôi chùa mang tên đệ tử thân tín của Phật Hoàng Trần Nhân Tông
- Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.
- An Kỳ Sinh và bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông:
- Chùa Đồng: Ngôi chùa được làm hoàn toàn bằng chất liệu đồng ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Trong chùa có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm (Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa và đệ tam tổ Huyền Quang)
Phòng NVTT – BQL di tích Yên Tử