Thư viện hình ảnh -
Chi tiết bài viết -

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA- SỨ GIẢ CỦA HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

  Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại rực rỡ với những chiến công hiển hách khi 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông,cùng các cuộc chinh phạt quân Chiêm Thành,mở rộng bờ cõi về phía Nam.Góp phần vào những chiến thắng rực rỡ ấy chính là những công chúa nhà Trần.Huyền Trân công chúa là một trong những nàng công chúa đó.

     Huyền Trân công chúa sinh năm 1287 mất năm 1340,nàng là con gái vua Trần Nhân Tông.Công chúa không rõ tên thật ,thân mẫu của nàng có thể là Khâm Từ Bảo thánh.Tuy nhiên cũng có khả năng thân mẫu của nàng là Tuyên từ thái hậu là em gái của Khâm Từ thái hậu.Hai bà Khâm Từ và Tuyên từ đều là vợ vua và cũng là hai chị em ruột,con của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.Sau ba lần liên tiếp đánh bại các đội quân khổng lồ Nguyên Mông,thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận thấy hiểm hoạ của đất nước chính là bọn bành chướng phương Bắc.Với tâm trí tạo dựng mối liên kết giưa Đại Việt và Chămpa trở thành sức mạnh để đối phó với giặc Bắc.Chính vì vậy tháng 3 năm Tân Sửu(1301)Thượng hoàng Trần Nhân Tông đích thân vân du sang Chiêm Thành vừa để tìm hiểu mọi mặt,nhất là vấn đề tôn giáo nước bạn,vừa thuyết phục việc liên kết giữa Đại Việt và Chămpa

Hơn 9 tháng tiếp xúc với Chế Mân tức vua Djaia Sinhavarman III,người trước đó đã từng chỉ huy đoàn quân đánh bại âm mưu xâm lược của Hốt Tất Liệt và cầm chân tướng giặc Toa Đô suốt mấy tháng trời.Thượng hoàng Nhân Tông thấy đó là vị vua tốt lên đã hứa gả con gái Huyền Trân cho vua Chế Mân.Năm Bính Ngọ,Hưng Long thứ 14(1306)vua Chămpa là Chế Mân  đã dâng hai châu Ô -–Lý(tức Quảng Trị- Thừa Thiên Huế ngày nay)làm sính lễ rước công chúa Huyền Trân về Chiêm Thành.Công chúa khi về Chiêm Thành được phong làm Vương hậu thứ 3 với phong hiệu là Paramecvari.Một năm sau cuộc liên hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra,vua Chế Mân băng hà,khi đó Huyền Trân vừa hạ sinh Thái tử Chế Đa Đa không lâu.Theo Đại Việt sử ký chép lại,vua Trần Anh Tông khi nghe tin vua Chế Mân băng hà liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung sang viếng tang và đón công chúa về.Trong hành trình trở về,công chúa chỉ đi một mình,để lại thái tử Chế Đa Đa vì đó là thế tử của Chămpa.

                                                   Đền thờ Công chúa Huyền Trân ở Huế

 Theo dã sử và thần tích tại đền thờ của bà,sau khi trở về kinh thành Thăng Long theo di mệnh của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông,công cúa xuất gia ở núi Trâu Sơn(nay thuộc Bác Ninh)vào năm 1309 dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát,công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng.Cuối năm Tân Hơi 1311,Hương Tràng cùng một thị nữ đã quy y đến làng Hổ Sơn lập am dưới chân núi Hổ để tu hành,sau đó am tranh trở thành điện Phật tức chùa Hổ Sơn hay còn gọi Quảng Nghiêm Tự.Bà mất ngày mồng 9 tháng Giêng năm Canh Thìn(1340),dân quanh vùng tôn bà là Thần Mẫu,lập đền thờ cạnh chuầ Hổ Sơn.Ngày bà mất sau này trở thành ngày lễ hội hàng năm của đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc ghi nhận công lao của bà.

 Cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa vừa mở rộng bờ cõi đất nước vừa là cầu nối hoà hảo tăng cường sự bang giao giữa hai dân tộc Việt – Chăm.Mối lương duyên giữa vua Chế Mân và công chúa Huyền Trân là một mối tình đẹp giữa hai con người cao cả vì sự phồn thịnh của hai đất nước anh em, vì tình hữu nghị trong cộng đồng nhân loại.

      Ngày nay đền thờ công chúa được xây dựng ở nhiều nơi để tri ân công đức của bà.Bà Trương Mỹ Hoa nguyên Phó chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lưu bút tại điện thờ công chúa Huyền Trân ở Huế:"Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ quốc gia,có những vấn đề của quốc gia phải được giải quyết từ người phụ nữ"

                                                                    Bài:Phòng Nghiệp vụ - Tuyên truyền

 

In bài viết    Quay lại
Các tin đã đăng
 

Tổng số lượt truy cập 31.962.284
Trong ngày 3424
Số người online 29

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ


Giấy phép hoạt động số 06/ GPTTĐT_ STTTT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan chủ quản: Bản quản lý Yên Tử
Địa chỉ: Dốc đỏ, P.Phương Đông, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh
Chịu trách nhiệm: Ông Lê Tiến Dũng         Trưởng ban

Điện thoại: 02033 854 153                  Fax: 02033 854 153

Email: bqlyentu@gmail.com              Website: http://banquanlyyentu.vn

 

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Thiết kế bởi: Viện Công Nghệ Viễn Thông Email: info@vnitt.ac.cn | Điện thoại: 08.39972030