Thư viện hình ảnh -
Chi tiết bài viết -

Rừng Quốc gia Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Rừng Quốc gia Yên Tử được ví như một bảo tàng lưu giữ, bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm và một hệ sinh thái đa dạng trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Đặc biệt nơi đây còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh cùng với một quần thể di tích kiến trúc tôn giáo lớn tồn tại hàng trăm năm, gắn liền với sự nghiệp tu hành của  Hoàng đế Trần Nhân Tông – người đã sáng lập lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hay còn gọi là Phật giáo của Việt Nam.

Rừng Quốc gia Yên Tử thuộc địa bàn phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công,  thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 40 km và cách thủ đô Hà Nội 150 km.

Năm 1986 khu rừng Yên Tử được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) phê duyệt tại Quyết định số: 194/QĐ-CT ngày 09 tháng 6 năm 1986, công nhận là rừng Cấm quốc gia nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam

Năm 2011, rừng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1671/ QĐ-TTg ngày 26/9/2011, thành lập khu rừng Quốc gia Yên Tử thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.

          Với diện tích 2.783ha, một diện tích không lớn, nhưng nơi đây được ví như một bảo tàng lưu giữ, bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm và một hệ sinh thái đa dạng trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Đặc biệt nơi đây còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh cùng với một quần thể di tích kiến trúc tôn giáo lớn tồn tại hàng trăm năm, gắn liền với sự nghiệp tu hành của  Hoàng đế Trần Nhân Tông – người đã sáng lập lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hay còn gọi là Phật giáo của Việt Nam.

Một góc rừng Quốc gia Yên Tử

 Rừng Quốc gia Yên Tử có toạ độ địa lý: Từ 21005' đến 29009' vĩ độ Bắc; Từ 106043' đến 106045' kinh độ Đông.

Về mặt địa giới: Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp khu vực than Thùng xã Thượng Yên Công; Phía Tây giáp xã Tràng Lương, xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều;  Phía Nam là địa bàn phường Phương Đông.

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 2.783,0 ha, trong đó có 70,3% diện tích là rừng tự nhiên đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc Việt Nam. Phạm vi danh giới được chia thành 2 phân khu, gồm khu A và khu B nằm trong địa giới hành chính thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, khu A được bao bởi hệ dông chính Yên Tử về phía Bắc từ đỉnh 660 m đến đỉnh 908 m và hai dông phụ theo hướng Bắc – Nam gồm: Hệ dông phía Tây từ đỉnh 660 m về suối cây Trâm. Hệ dông phía Đông từ đỉnh 908 m về suối Bãi Dâu, ôm trọn các hệ thuỷ suối cây Trâm, suối Giải oan và suối Bãi Dâu. Đỉnh núi cao nhất khu đặc dụng là đỉnh Yên tử 1.068 m, điểm thấp nhất là cánh đồng Năm Mẫu 50 m. Địa hình khu A thấp dần từ Bắc (chùa Đồng) xuống Nam (chùa Lân), đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ cho Danh thắng Yên Tử. Tuy nhiên, địa hình ở đây bị chia cắt khá mạnh, độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi >400.

 Khu B: địa hình đồi, núi thấp, đỉnh cao nhất 312m, ranh giới xã Phương Đông và xã Hồng Thái Đông huyện Đông Triều, điểm thấp nhất là đập cửa ngăn 40m, độ dốc trung bình 15-200, có nơi >350, là đầu nguồn của suối Tắm chảy ra khu vực Dốc Đỏ.

Một góc rừng Quốc gia Yên Tử

Rừng quốc gia Yên Tử nằm ở tiểu vùng khí hậu Yên Hưng – Đông Triều. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ bình quân/ năm là 23,40C, cao nhất là 33,40C, thấp nhất là 14 0C. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5-10 0C. Tổng tích ôn từ 70000C- 8000 0C, có nơi trên 80000C. Tuy nhiên nhiệt độ ở đây có lúc xuống 50C hoặc thấp hơn, nhất là diện tích tại thung lũng Yên Tử.

 Lượng mưa bình quân năm là 1.785 mm, cao nhất là 2.700 mm, năm thấp nhất là 1.423 mm; mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; mưa nhiều nhất vào tháng 8.

Độ ẩm không khí khu vực bình quân/ năm là 81%, năm cao nhất là 86%, năm thấp nhất là 62%.

Trong khu rừng Yên Tử có 4 hệ thuỷ chính, trong đó có 3 hệ suối đều bắt nguồn từ núi Yên Tử là: hệ suối cây Trâm, suối Giải Oan, suối Bãi Dâu và suối Tắm bắt nguồn từ khu B. Địa chất khu rừng Yên Tử nằm trong vùng địa chất có tính chất, địa chất của vòng cung Đông Triều, hình thành từ kỷ Đệ tứ có các loại đá mẹ chính như: đá Sa thạch, đá Sỏi sạn kết và phù sa cổ. Các loại đất chính của Yên Tử phần lớn là đất feralit.

Theo các nhà động, thực vật khảo sát nghiên cứu, trong rừng Quốc gia  Yên Tử có 5 ngành thực vật, với 830 loài, trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quí hiếm như: Lim xanh, Táu mật, Lát hoa, Thông tre, La hán tùng, Vù hương, Kim giao...Hệ động vật cũng đa dạng và phong phú với tổng số loài động vật ở cạn có xương sống là 151 loài, trong đó: Thú có 35 loài; Chim có 77 loài ; Bò sát có 34 loài; Lưỡng thê có 15 loài. Trong đó có một số loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam cần bảo vệ như: Voọc mũi hếch, Sóc bay lớn...có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch...Đáng kể là trong hệ thực vật ở rừng Quốc gia Yên Tử còn có một số loài cây có tuổi đời hàng trăm năm tuổi gắn liền với sự nghiệp tu hành ở Yên Tử của Trần Nhân Tông cùng các sơn môn, phật tử như cây Tùng, cây Mai vàng, cây Đại  …Năm 2016 rừng Quốc gia Yên Tử đã công bố có 144 cây đủ tiêu chí là cây Di sản gồm: 1 cây Đa tía, 1 cây Thị tại chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm, 102 cây Hồng tùng (xích tùng), 10 cây Thông nhựa khổng lồ, 21 cây Mai vàng đặc hữu Yên Tử và 9 cây Đại cổ thụ. Hệ thống cây Di sản ở Yên Tử không những đã nổi bật với sự hấp dẫn đặc biệt về giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh mà còn nổi bật bởi tuổi đời cây từ 300 năm đến trên 700 năm.

Cây Đại cổ ở Yên Tử - cây di sản Việt Nam

Mai vàng Yên Tử - cây di sản Việt Nam

Đường Tùng hàng trăm năm tuổi

          Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh…Rừng Quốc gia Yên Tử không những được quan tâm mà còn rất chú trọng đến công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng trong khu Di tích.

          Với giá trị vốn có của mình cùng với cảnh quan thiên nhiên, hấp dẫn, hàng năm Yên Tử đã đón tiếp hàng vạn du khách trong và ngoài nước về hành hương, tham quan lễ Phật. Trong tương lai không xa Yên Tử sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho loại hình du lịch sinh thái, khám phá rừng.   

Có thể nói rừng Quốc gia Yên Tử là một khu rừng đặc biệt, không những có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh mà còn được xem như là một bảo tàng lớn lưu giữ và bảo tồn nhiều nguồn gen quý trong hệ sinh thái rừng đặc dụng Việt Nam.

Ban quản lý di tích và rừng Quốc gia Yên Tử

In bài viết    Quay lại
Các tin đã đăng
 

Tổng số lượt truy cập 19.412.961
Trong ngày 12600
Số người online 204

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ


Giấy phép hoạt động số 06/ GPTTĐT_ STTTT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan chủ quản: Bản quản lý Yên Tử
Địa chỉ: Dốc đỏ, P.Phương Đông, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh
Chịu trách nhiệm: Ông Lê Tiến Dũng         Trưởng ban

Điện thoại: 02033 854 153                  Fax: 02033 854 153

Email: bqlyentu@gmail.com              Website: http://banquanlyyentu.vn

 

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Thiết kế bởi: Viện Công Nghệ Viễn Thông Email: info@vnitt.ac.cn | Điện thoại: 08.39972030