Về Yên Tử, ta về với một vùng văn hóa, lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại.

Đây là nơi ra đời Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa. Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si... để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài. Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thực hành Thập Thiện theo chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức. Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam 

TIN TỨC

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

ĐOÀN GIÁM SÁT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LÀM VIỆC VỚI BQL DI TÍCH VÀ RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ

Chiều ngày 26/9/2024 tại  trụ sở Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử.Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Quần thể Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc - Di sản mang tầm vóc quốc tế

Với các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trải dài qua 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương là di sản mang tầm vóc quốc tế.

YÊN TỬ HÀNH TRÌNH TOẢ SÁNG

Yên Tử được mặc định là “kinh đô” phật giáo của Việt Nam. Hàng triệu du khách hành hương về Yên Tử mỗi năm. Giá trị cốt lõi của Yên Tử được khẳng định. Giá trị vệ tinh của Yên Tử được làm giàu… Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Những thông số trên về Yên Tử nếu như giờ đây là quen thuộc, không ai còn bàn cãi, thì 20 năm trước lại là điều không ai dám mơ tới.

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA- SỨ GIẢ CỦA HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

  Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại rực rỡ với những chiến công hiển hách khi 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông,cùng các cuộc chinh phạt quân Chiêm Thành,mở rộng bờ cõi về phía Nam.Góp phần vào những chiến thắng rực rỡ ấy chính là những công chúa nhà Trần.Huyền Trân công chúa là một trong những nàng công chúa đó.

Hội nghị chuẩn bị đón đoàn chuyên gia thẩm định của UNESCO về Di sản đề cử Quần thể di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn, Kiếp Bạc

Sáng ngày 10/5/2024 tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra hội nghị chuẩn bị đón đoàn chuyên gia thẩm định của UNESCO và phổ biến thông tin về di sản đề cử Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Công chúa An Tư- nàng Chiêu Quân nước Việt

Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên,một đội quân đã từng làm mưa,làm gió khắp Á  - Âu.Trong chiến công chung đó có sự đóng góp,sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ,trong số đó có công chúa An Tư

Phật giáo Trúc lâm trong đời sống Đại Việt thời Trần thế kỷ 13 - 14 (Phần 1)

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Ất Mùi (1295), Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia ở Hành cung Vũ Lâm, (Ninh Bình) tu theo Đạo giáo. Đến mùa thu năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh. Tại đây, Thượng hoàng đã kiến lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Người đương thời tôn kính gọi Ngài là Phật Hoàng hoặc Điều Ngự Giác Hoàng, tức là Ông vua giác ngộ đạo Phật. Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng hai đệ tử kiệt xuất là Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang được tôn là Trúc Lâm Tam Tổ. Các vị đã nỗ lực hoằng dương Phật pháp, thống nhất các Thiền phái có trước, kết hợp với Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian, phát triển Trúc Lâm Yên Tử - Phật giáo Trúc Lâm - Phật giáo của Đại Việt thời bấy giờ.

 

DANH MỤC

WEBSITE SỞ NGÀNH

SỐ LƯỢT TRUY CẬP SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Tổng số lượt truy cập 31.230.242
Trong ngày 3401
Số người online 123

CÁC DI TÍCH THẮNG CẢNH

CÁC DỊCH VỤ YÊNTỬ

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ


Giấy phép hoạt động số 06/ GPTTĐT_ STTTT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan chủ quản: Bản quản lý Yên Tử
Địa chỉ: Dốc đỏ, P.Phương Đông, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh
Chịu trách nhiệm: Ông Lê Tiến Dũng         Trưởng ban

Điện thoại: 02033 854 153                  Fax: 02033 854 153

Email: bqlyentu@gmail.com              Website: http://banquanlyyentu.vn

 

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Thiết kế bởi: Viện Công Nghệ Viễn Thông Email: info@vnitt.ac.cn | Điện thoại: 08.39972030